Để trở thành nhân viên bán hàng thành công cần làm gì?

Nếu cần đến năm hay mười lần tiếp xúc với một khách hàng trước khi , bạn hãy sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để có thể đạt được lần gặp thứ mười.

Có thể nói, trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, bộ phận sales cũng giữ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, bởi họ chính là người trực tiếp đưa sản phẩm đến với khách hàng. Đặc biệt, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay, mỗi một nhân viên bán hàng giỏi, năng động và sáng tạo sẽ là nguồn tài sản giá trị, mang lại thành công và sự phát triển mạnh mẽ cho công ty.


Nhân viên bán hàng cần trang bị cho mình kiến thức, quy trình và các kỹ năng cơ bản để có thể áp dụng cách : Đàm phán tự tin với khách hàng, biết được nghệ thuật đặt câu hỏi và sức mạnh của nó; lắng nghe có hiệu quả hơn và xây dựng mối quan hệ thông qua lắng nghe. Tự tin trình bày sản phẩm của mình với khách hàng và giải quyết các tình huống chủ động, khéo léo. Chúng tôi chia sẻ với các bạn chìa khoá quan trọng để mở cách cửa đến thành công trong nghề bán hàng của một nhân viên bán hàng xuất sắc.

Kỹ năng giao tiếp tốt:
Biết lắng nghe, giao tiếp bằng mắt, sử dụng nụ cười để làm ngôn ngữ giao tiếp, chú ý trang phục phù hợp, chỉnh tề, dáng đứng thẳng, nói năng tự tin khi tiếp cận khách hàng. Luôn đặt câu “Khách hàng luôn đúng” làm nền tảng trong giao tiếp. Có như vậy, cố gắng của bạn sẽ sớm được đền đáp.

Luôn hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ:
Đối với người bán hàng trước hết phải hiểu rõ tường tận sản phẩm của mình đang bán, nắm vững những tính năng ưu việt, cũng như yếu kém của sản phẩm mình. Phải nghiên cứu hiểu rõ sản phẩm của đối thủ để có thể so sánh sản phẩm của mình với sản phẩm cùng lọai của những đối thủ cạnh tranh. Không chỉ có vậy, người bán hàng còn phải tự nỗ lực nâng cao sự hiểu biết, kiến thức chuyên ngành qua sách báo, hội thảo, các khóa đào tạo, hội nghị khách hàng,…

Là người tư vấn chuyên nghiệp:

Trung thực và chân thành:
Tuyệt đối không được tâng bốc, nói tốt quá nhiều về sản phẩm mà bạn đang chào bán. Điều này dễ làm khách hàng hoài nghi, tìm cách lảng tránh sản phẩm của bạn.

Chăm sóc khách hàng chu đáo:

Cần phải xây dựng kế hoạch để “ bảo trì niềm tin” mục đích là để bảo vệ sản phẩm, tạo uy tín cho thương hiệu (Lưu lại những thông tin cần thiết về khách hàng, để có kế hoạch chăm sóc khách hàng định kỳ sau khi bán hàng).

Khôn khéo so sánh với đối thủ cạnh tranh:
Hạn chế nhận xét về đối thủ của bạn, tuyệt đối không được nói xấu đối thủ cạnh tranh. Luôn đề cao tính năng tiện ích sản phẩm của mình, có như vậy khách hàng mới cảm nhận được sản phẩm của bạn, nên có thái độ nhiệt tình quan tâm đến từng chi tiết nhỏ, hướng dẫn khách hành từng bước một nhằm khơi dậy niềm cảm hứng cho khách hàng.

Lòng nhiệt tình và kiên trì.

– Nếu cần đến năm hay mười lần tiếp xúc với một khách hàng trước khi bán hàng, bạn hãy sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để có thể đạt được lần gặp thứ mười.

– Vận dụng tính khôi hài. Đó là công cụ bán hàng tốt nhất. Vui vẻ với điều bạn thực hiện và làm hài lòng khách.

– Khi không bán được hàng, đừng bực tức, có thể khách hàng chưa mua vì lý do nào đó chứ không phải vì “ghét” bạn. Sự bực bội sẽ làm giảm nhiệt tình bán hàng của bạn đối với khách hàng khác!

Tưởng chừng bán hàng là một công việc rất đơn giản, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Để trở thành một người bán hàng chuyên nghiệp hay một nhân viên kinh doanh giỏi, chúng ta phải không ngừng nỗ lực, cố gắng hoàn thiện các kỹ năng, trau dồi kiến thức; đồng thời luôn phải chạy đua từng giờ để có được một lượng khách hàng lớn và doanh số bán hàng tốt nhất. Đó cũng chính là lý do tại sao người ta lại nói rằng bán hàng là cả một nghệ thuật, cần phải có sự kiên trì, khổ luyện và không phải ai cũng có thể làm được

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *